Giáo sư Đinh Quang Báo
Phát
triển năng lực nghề nghiệp
GS.TS Đinh Quang Báo - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, để đáp ứng
chương trình giáo dục phổ thông, giáo viên cần phân tích được những đổi mới
trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình môn học, hoạt động
giáo dục, sách giáo khoa môn học.
Đặc
biệt, cần hình thành được các kỹ năng vận dụng các phương pháp dạy học, giáo
dục đáp ứng đổi mới chương trình theo định hướng tích hợp, phát triển năng lực;
kỹ năng phát triển chương trình nhà trường, chương trình môn học; kỹ năng kiểm
tra - đánh giá theo định hướng phát triển năng lực; kỹ năng thiết kế các dự án,
chủ đề dạy học tích hợp, nghiên cứu khoa học cho học sinh; kỹ năng soạn các
tiêu chí, tham gia đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh; kỹ năng tổ chức hoạt
động trải nghiệm sáng tạo; kỹ năng nhận ra và giải quyết các tình huống giáo
dục; xây dựng các chủ đề giáo dục phù hợp địa phương; kỹ năng tham vấn học
đường, tư vấn hướng nghiệp…
Để giáo viên đáp ứng yêu cầu
đó, GS.TS Đinh Quang Báo nhấn mạnh: Khi chương trình xây dựng theo định hướng
tích hợp sẽ tác động đến nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố năng lực giáo dục
tích hợp của giáo viên và việc thiết kế các môn học tích hợp các khoa học. Ví
dụ môn KHTN gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học, môn KHXH có Lịch sử, Địa lý.
"Tuy nhiên, vấn đề đặt ra
là sẽ nảy sinh một số khó khăn như: liệu giáo viên được đào tạo chuyên sâu một
lĩnh vực khoa học chuyên ngành như lâu nay có dạy được các môn học tích hợp các
khoa học không? Giải pháp nào cho việc phân công dạy học các môn đó?" - GS.TS
Đinh Quang Báo đặt vấn đề.
Trước thực trạng trên, GS.TS
Đinh Quang Báo - khuyến nghị các giải pháp chính đó là: Thứ
nhất, thiết kế chương trình môn học tích hợp vừa đảm bảo mạch logic nội
dung từng đơn môn, vừa có các chủ đề thích hợp một cách logic các đơn môn đó.
Các chủ đề tích hợp đó phải
vừa kết nối được các đơn môn, vừa có vai trò giúp học sinh hiểu sâu từng đơn
môn. Thỏa mãn yêu cầu kép này các chủ đề tích hợp có thể là các nguyên lý khoa
học khái quát, các lĩnh vực hoạt động ứng dụng tri thức liên môn.
Các
nguyên lý, các lĩnh vực này phải được quy định trong chương trình đào tạo, đào
tạo lại, bồi dưỡng giáo viên đang đứng lớp hiện nay. Như vậy giáo viên được đào
tạo chuyên về các đơn môn (Sinh học, Vật lý hay Hóa học) vẫn dạy được và dạy
tốt các môn học tích hợp. Như vậy sẽ không gây khó khăn xáo trộn cơ cấu phân
công giáo viên dạy các môn khoa học tích hợp.
Thứ hai, tổ chức đào tạo
lại, bồi dưỡng giáo viên để có vốn tri thức rộng, tích hợp. Cần lưu ý rằng, đào
tạo vốn tri thức rộng sẽ càng làm cho giáo viên có hiểu biết sâu sắc hơn nội
dung khoa học đơn ngành.
Thứ ba, mỗi nhà trường
khi xây dựng chương trình giáo dục cần tổ chức các bộ môn, các nhóm giáo viên
cùng trao đổi học thuật, thiết kế các chủ đề tích hợp qua đó phát triển năng
lực dạy học tích hợp cho giáo viên.
Giúp giáo viên tổ chức dạy học phân
hóa
Để giáo viên tổ chức dạy học phân hóa theo các môn học tự chọn, các chủ đề
học tập tự chọn, GS.TS Đinh Quang Báo - cho rằng, khi chương trình phân hóa
định hướng nghề nghiệp ở THPT bằng hệ thống các môn học tự chọn, các chuyên đề
tự chọn, sẽ nảy sinh các khó khăn như:
Cơ cấu đội ngũ giáo viên mỗi
trường THPT sẽ thay đổi theo nhu cầu không đồng đều ở các môn học, chuyên đề
học tập khác nhau, phải tổ chức dạy học tự chọn theo các công thức đa dạng; số
môn học và chuyên đề tự chọn thường xuyên tăng lên theo nhu cầu phân hóa ngành
nghề, cơ cấu đội ngũ giáo viên theo đó phải đa dạng hơn, phải có sự liên kết
liên thông không chỉ về nội dung mà cả cơ sở vật chất, nhân lực.
Theo
đó, GS.TS Đinh Quang Báo đề xuất các giải pháp chính giải quyết các khó khăn
trên bao gồm: Giáo viên phải được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng sao cho họ
vừa có tri thức đủ rộng, vừa có năng lực dạy học một môn học, chuyên đề ở mức
cao hơn, sâu hơn, gắn cụ thể hơn với lĩnh vực một lĩnh vực ngành nghề. Đó là
giải pháp lâu dài, bền vững mà trước hết phải đổi mới chương trình đào tạo giáo
viên ở các trường sư phạm.
Tiếp đó cần, bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên hiện có để có giáo viên cốt cán chuyên sâu về từng môn học, chuyên đề
tự chọn định hướng nghề nghiệp.
Trước mắt, khi mỗi trường chưa
đủ, có thể tổ chức đội ngũ giáo viên chuyên sâu này theo cụm trường để thỉnh
giảng chéo giữa các trường, kể cả việc mời người dạy từ các cơ sở dạy nghề, các
trường cao đẳng, đại học, cũng có thể ghép nhóm học sinh có cùng lựa chọn ở các
trường THPT trong cùng địa bàn.
Ngoài ra, nhà trường cần khảo
sát nhu cầu nhân lực, ngành nghề xã hội, cộng đồng địa phương để có thông tin
về khả năng lựa chọn môn học của học sinh. Kết quả khảo sát là cơ sở để nhà
trường chuẩn bị nguồn lực, trong đó có việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên để phân
công dạy.
Bên cạnh đó, cần xây dựng kế
hoạch liên kết với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp để liên thông sử dụng nguồn
lực. Các cơ sở đào tạo giáo viên cần thiết kế chương trình sao cho sinh viên
vừa được đào tạo để dạy học các môn học tích hợp các khoa học, vừa được lựa
chọn để được đào tạo chuyên sâu các môn học, chuyên đề tự chọn.
Cùng với đó, các địa phương
cần thường xuyên bồi dưỡng cập nhật chuyên môn sâu các môn học, chuyên đề tự
chọn, và coi đây là nội dung của phát triển chương trình nhà trường.
Theo
Minh Phong (GD&TĐ)