Bệnh khởi phát đầu tiên vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán, Trung Quốc và sau hơn 3 tháng, đến nay bệnh đã lan ra toàn cầu, trở thành đại dịch. Theo trang Worldometers, hiện nay bệnh đã được phát hiện gần như khắp các nước trên thế giới với 204 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, hơn 200 nghìn người khỏi bệnh (khoảng 80%) và hơn 54.000 người đã tử vong (khoảng 20%) và số người nhiễm và tử vong vẫn tiếp tục tăng nhanh mỗi ngày. Bệnh có một số triệu chứng giống cúm mùa như ho, có đờm, sốt, và có thể có một số trường hợp bị tiêu chảy, mất tiếng. Bệnh chuyển biến nặng rất nhanh, gây viên phổi, dẫn đến khó thở. Đặc biệt đối với người cao tuổi, người có bệnh nền như suy tim, viêm phổi, tiểu đường có thể dẫn đến tử vong trong thời gian 2 - 4 tuần sau khi phát bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh được cho là do chủng mới thuộc họ siêu vi corona gây ra, nên đầu tiên nó có tên gọi là nCov (novel coronavirus). Vi rút thuộc họ corona có thể lây bệnh trên động vật và trên người. Trong các chủng corona được cho là lây từ động vật sang người phải kể đến là SARS (Severe Acute Respiratory Syndrome): Hội chứng hô hấp cấp tính trầm trọng và dẫn đến tử vong, xuất hiện năm 2002, và MERS (Middle East Respiratory Syndrome): Hội chứng hô hấp Trung Đông, xuất hiện vào năm 2012. Qua phân tích vật chất di truyền của chủng corona mới cho thấy, chúng có cấu trúc tương đồng với SARS (80%) nên được đặt tên là SAR-Cov-2.

Các nhà khoa học đã xác định được ít nhất có tám biến thể của vi rút SAR-Cov-2 trên toàn thế giới so với hai biến thể lúc ban đầu khi loài vi rút này mới được phát hiện gây bệnh trên người ở thành phố Vũ hán, Trung quốc. Theo trang Nextstrain.org,  mẫu vật với hơn 2.000 trình tự gen của vi rút kể trên, từ các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới (ngoại trừ Nam cực) đến cơ sở dữ liệu mở NextStrain,  được thu thập và giải trình tự. Kết quả cho thấy nó biến đổi trung bình cứ sau 15 ngày.


Cây phả hệ di truyền của vi rút Sars-Cov2 gây đại dịch hô hấp cấp toàn cầu. Hiện nay trên toàn thế giới đã phát hiện 8 chủng vi rút SAR-Cov2 từ việc phân tích 2000 trình tự gen và chúng được biểu thị trên hình bằng các màu sắc khác nhau. Chủng được biểu thị bằng màu tím được tìm thấy ở Vũ hán, Trung quốc, sau đó chủng này cũng được tìm thấy ở nhiều nước thuộc châu Á như Đài loan, Nhật bản, Hàn quốc, Ấn độ và Việt nam. Các chủng được biểu thị bằng màu xanh nhạt, xanh vàng, vàng xanh được tìm thấy chủ yếu ở các nước thuộc Trung đông và Châu Âu. Các chủng được biểu thị bằng màu vàng nhạt, vàng đậm, vàng cam được tìm thấy chủ yếu ở Châu phi và các chủng được biểu thị màu đỏ từ nhạt đến đậm được tìm thấy ở Châu Mỹ (Nextstrain).

Tuy nhiên, theo Trevor Bedford, người đồng sáng lập trang Nextstrain, các đột biến này rất nhỏ, có thể không làm chúng có mức độ gây bệnh trầm trọng hơn so với chủng ban đầu. Thêm vào đó, những biến đổi này là hoàn toàn lành tính và hữu ích như một mảnh ghép để khám phá ra cách thức lây lan của vi rút và áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh này. Còn theo Charles Chiu, giáo sư y khoa và bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, Trường Y thuộc San Francisco cho biết, cơ sở dữ liệu cũng cung cấp dữ liệu về cách thức vi rút lan truyền trên khắp Hoa Kỳ và theo dõi hướng bùng phát của đại dịch này. Cũng theo giáo sư này, nhóm nghiên cứu của ông có khả năng giải trình tự bộ gen của các biến thể của vi rút này để xem những chủng hoặc dòng nào đang truyền bệnh phổ biến. Ví dụ như hầu hết các trường hợp ở Bờ Tây (Mỹ) có liên quan đến một chủng đầu tiên được xác định ở tiểu bang Washington, chỉ có 3 đột biến từ chủng đầu tiên được biết đến (các chủng có kí hiệu màu đỏ với mức độ khác nhau trong hình 1).

Tuy nhiên, theo giáo sư Kristian Andersen, thuộc nhóm nghiên cứ Scripps, cho rằng bản đồ phả hệ này không miêu tả đầy đủ về bức tranh của sự lây lan của vi rút vì cho đến hiện này đã có hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, trong khi đó chỉ có hơn 2000 bộ gen được giải trình tự. Nên có thể có rất nhiều dòng thuộc vi rút này chưa được phát hiện.

Nguồn: Nextstrain, worldometers, Bộ Y tế, WHO

Tổng hợp: Lê Văn Điệp - Viện CN HS-MT