Chương trình văn nghệ chào mừng
Tham dự Hội nghị có TS. Nguyễn Ngọc Dũng, Giám đốc Ban
Quản lý Chương trình ETEP; TS. Đặng Văn Huấn, Phó Giám đốc Ban Quản lý Chương
trình ETEP; PGS.TS. Nguyễn Văn Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội; TS. Từ
Quang Tân, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHSP Thái Nguyên; TS. Cao Anh Tuấn, Phó Hiệu
trưởng Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh; TS. Phùng Thị Lý Hằng, Phó Giám đốc Học viện
Quản lý giáo dục; đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Chương trình ETEP của các trường
đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục
tham gia ETEP; Bà Phạm Thị Ngọc Lan - Giám đốc Trung tâm giải pháp giáo dục số Viettel; Bà
Nguyễn Thị Hoàng Hà - Phó Giám đốc Vinaphone Nghệ An. Về phía các Sở Giáo dục
và Đào tạo có Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh; Ông Mai
Công Mãn - Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Thanh Hóa; Bà Nguyễn
Thị Thanh Thủy - Phó Trưởng phòng Giáo dục
Trung học, Sở GD&ĐT Nghệ An; đại diện cho giáo viên phổ thông cốt cán của
các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, phòng giáo dục và
đào tạo của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Về phía Trường Đại học Vinh
có GS.TS. Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng; TS.
Nguyễn Ngọc Hiền, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; TS. Trần Bá Tiến -
Phó Hiệu trưởng, Trưởng ban Quản lý Chương trình ETEP Trường Đại học Vinh; TS.
Nguyễn Thị Thu Cúc - Phó Hiệu trưởng; các đồng chí trong Ban Quản lý Chương
trình ETEP Trường Đại học Vinh, đại diện Lãnh đạo Trường Sư phạm, Khoa Giáo dục
Thể chất, Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, các phòng ban, trung tâm của Trường Đại học
Vinh; lãnh đạo các khoa và Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm của Trường Sư
phạm, Ban Giám sát Chương trình ETEP, Trưởng các nhóm viết báo cáo TEIDI.
Đại biểu tham dự Hội nghị
Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) là chương trình do
Ngân hàng thế giới cho vay vốn với tổng mức đầu tư 100 triệu USD, thực hiện từ
năm 2017 đến năm 2021, được triển khai tại Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường
đại học sư phạm được lựa chọn. Trường Đại học Vinh là 1 trong 7 trường đại học
sư phạm và Học viện Quản lý giáo dục tham gia chương trình (gọi tắt là trường đại
học sư phạm chủ chốt) theo thỏa thuận thực hiện chương trình giữa Bộ Giáo dục
và đào tạo với các trường đại học sư phạm chủ chốt được ký vào tháng 12/2018.
Qua 5 năm thực hiện Chương trình ETEP, Trường Đại học Vinh đã đạt được nhiều
kết quả quan trọng, góp phần khẳng định vị thế của Trường trong công tác đào tạo,
bồi dưỡng giáo viên cho khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.
TS. Trần Bá Tiến - Phó Hiệu trưởng, Trưởng Ban Quản lý Chương trình ETEP Trường Đại học Vinh báo cáo tổng kết
Nhìn chung, các hoạt động, nhiệm vụ đã được Trường Đại học Vinh triển khai
theo cam kết trong PA và tuân thủ các bước của quy trình đảm bảo chất lượng, đảm
bảo sự tham vấn đầy đủ các bên liên quan, góp phần đáng kể trong việc tăng cường
năng lực sư phạm cho Nhà trường. Các hoạt động đã có tác động tích cực, nâng
cao năng lực và vị thế Nhà trường trong lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng giáo
viên. Nhu cầu bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp hằng năm của đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được thu thập trên hệ thống TEMIS,
được phân tích và đánh giá để tạo cơ sở khoa học và thực tiễn định hướng các hoạt
động bồi dưỡng thường xuyên cho Nhà trường. Chất lượng bồi dưỡng giáo viên và
cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông được nâng cao thông qua sự cải thiện
phương thức bồi dưỡng, sự tham gia sâu rộng của Nhà trường vào công tác bồi dưỡng
thường xuyên. Mạng lưới và cộng đồng học tập trong đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm được hình thành và phát
triển, góp phần hỗ trợ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ
thông phát triển nghề nghiệp hiệu quả.
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS. Nguyễn
Huy Bằng, Hiệu trưởng Nhà trường khẳng định Chương trình phát triển các
trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở
giáo dục phổ thông (ETEP) là một chương trình rất quan trọng, đặc biệt khi Việt
Nam đang thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông.
GS.TS, Nguyễn Huy Bằng - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh phát biểu
5 năm qua, Trường Đại học Vinh cũng như các trường đại học sư phạm chủ chốt
khác đã được hưởng lợi nhiều từ chương trình. Ở góc độ mạng lưới, Nhà trường
và các trường sư phạm có sự tăng cường quan hệ với nhau; tăng vai
trò, vị thế và sự gắn kết với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường
phổ thông. Trong nội bộ, Chương trình ETEP đã mang lại nhiều tác
động tích cực từ hệ thống cho đến những công việc cụ thể.
Về quản trị, Nhà trường được tư vấn quốc tế hỗ trợ để xây dựng chiến lược
phát triển. Kế hoạch này sau đó được cụ thể hoá bằng các thoả thuận
và đo đếm hàng năm bằng các chỉ số phát triển TEIDI. Việc đo đếm này tạo thói
quen quản trị rất hiện đại, khoa học cho Nhà trường.
Về năng lực đội ngũ, đông đảo giảng viên và cán bộ quản lý đã được tham
gia các khoá bồi dưỡng về quản trị, phát triển chương trình đào tạo, nghiên cứu
khoa học giáo dục... Từ đó, trình độ chuyên môn và năng lực xây dựng
- phát triển - tổ chức chương trình bồi dưỡng thường xuyên liên
tục tại chỗ của đội ngũ giảng viên chủ chốt của trường được tăng lên đáng kể.
TS. Nguyễn Ngọc Dũng - Giám đốc Ban Quản lý Chương trình ETEP Trung ương phát biểu
Ngoài ra, những lợi ích thiết thực mà Chương trình ETEP mang lại cho trường
về năng lực cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin đặc biệt có ý
nghĩa hiệu quả tức thì với quá trình đào tạo của trường, nhất là là trong bối cảnh
dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Trong thời gian tới, Trường Đại học Vinh đề nghị Ngân hàng Thế giới tiếp tục
đầu tư, hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường đại học sư phạm tăng cường
năng lực về đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ
thông; đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phát huy phương thức và mô hình bồi dưỡng,
quản lý thông tin phát triển nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo
dục phổ thông của Chương trình ETEP; đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động
xây dựng và phối hợp với Nhà trường để triển khai kế hoạch bồi dưỡng, phát triển
nghề nghiệp thường xuyên đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ
thông theo phương thức và mô hình bồi dưỡng của Chương trình ETEP.
Đại diện giáo viên phổ thông cốt cán phát biểu tại Hội nghị
Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh phát biểu
Đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ
quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi
phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm và Chương trình Giáo dục phổ
thông 2018 đã thay đổi cách thực tổ chức dạy học, đòi hỏi các cơ sở đào tạo
giáo viên phải thay đổi chương trình đào tạo. Các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục đã cơ bản làm tốt điều này nhưng
các trường ngoài ETEP cần được hỗ trợ. Trường Đại học Vinh đề nghị Bộ Giáo dục
và Đào tạo:
1) Hoàn thiện và đưa bộ chỉ số phát triển các trường sư
phạm (TEIDI) và đánh giá các cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo giáo
viên, đồng thời nên xây dựng khung đảm bảo chất lượng khối ngành đào tạo giáo
viên để kiểm định các chương trình đào tạo giáo viên thay cho việc sử dụng
chung 1 bộ chuẩn cho tất cả các ngành và cả 3 bậc đại học/thạc sĩ/tiến sĩ như
hiện nay. Lúc đó, cơ sở đào tạo giáo viên nào đáp ứng được cả bộ chuẩn TEIDI
và khung đảm bảo chất lượng khối ngành đào tạo giáo viên thì mới giao nhiệm vụ
đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP;
2) Xây dựng kế hoạch và chính sách để các trường trong
khối ETEP hỗ trợ các trường có đào tạo giáo viên để đáp ứng yêu cầu theo bộ
chuẩn TEIDI và khung đảm bảo chất lượng.
3) Tiếp tục
đầu tư tăng cường cho các trường đại học sư phạm, Học viện Quản
lý giáo dục đã tham gia Chương trình ETEP để triển khai các nội
dung chưa được đầu tư ở Chương trình ETEP để giúp các trường phổ thông thực
hiện thành công Chương trình Giáo dục phổ thông 2018: hình thức thức tổ chức
dạy học (đặc biệt dạy học dự án kết hợp với nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp),
đánh giá học sinh theo các phẩm chất và kỹ năng cốt lõi; cải tiến Chương
trình Giáo dục phổ thông 2018; Chuyển đổi số trong dạy học phổ thông,...
|
TT. ETEP