Tham dự khóa bồi dưỡng có TS. Nguyễn Hữu Cẩn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; ThS. Bùi Tiến Quyết, Trưởng phòng Đào tạo - Thông tin, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Hữu Hoà, Trưởng Sàn giao dịch Công nghệ thiết bị - Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An; các chuyên gia của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; đông đảo các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Nghệ An, lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc Trường Đại học Vinh, giảng viên đảm nhận dạy học phần dự án.
TS. Nguyễn Hữu Cẩn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học sở hữu trí tuệ phát biểu khai mạc khóa bồi dưỡng
Phát biểu khai mạc chương trình, TS. Nguyễn Hữu Cẩn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học sở hữu trí tuệ cho biết đây là một chương trình thuộc Nhiệm vụ "Hỗ trợ phát triển thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các nền tảng trực tuyến liên kết, kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" - Đề án 884. Chương trình hướng tới việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các đơn vị và cá nhân khai thác thông tin sở hữu trí tuệ và quản lý tài sản trí tuệ.
Trong ngày 24/7/2024, đại biểu đã được truyền đạt về kỹ năng khai thác thông tin sở hữu công nghiệp và quản trị tài sản trí tuệ, bao gồm: Tổng quan về thông tin sở hữu công nghiệp; các công cụ khai thác thông tin sở hữu công nghiệp; các kỹ năng khai thác thông tin về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; tổng quan về quản trị tài sản trí tuệ và kỹ năng quản trị tài sản trí tuệ dựa trên thông tin sở hữu công nghiệp.
TS. Nguyễn Hữu Cẩn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học sở hữu trí tuệ giới thiệu tổng quan về thông tin sở hữu công nghiệp; các công cụ khai thác thông tin sở hữu công nghiệp
Theo TS. Nguyễn Hữu Cẩn, các cơ quan, doanh nghiệp cần có chính sách đầu tư, phát triển tài sản trí tuệ nhằm thúc đẩy động lực sáng tạo. Đó là tạo dựng môi trường, văn hóa, truyền thống dựa trên đổi mới sáng tạo; gắn kết chặt chẽ lợi ích cá nhân với lợi ích của tổ chức, tạo ra sự đồng thuận về mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững. Đồng thời, thiết lập cơ chế thưởng phạt, thăng tiến, đãi ngộ dành cho những người tạo ra tài sản trí tuệ tương xứng với những đóng góp trí tuệ và lợi ích kinh tế do tài sản trí tuệ mang lại cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, TS. Nguyễn Hữu Cẩn nhấn mạnh: Thương mại hóa tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ là một khâu quan trọng trong chu trình sở hữu trí tuệ. Thương mại hóa tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho các các cơ quan, doanh nghiệp. Nó có thể giúp tăng doanh thu, tạo ra giá trị thương hiệu, tăng tính cạnh tranh và thu hút đầu tư.
Đại biểu tham dự khóa bồi dưỡng
Đối với các công cụ khai thác thông tin sở hữu công nghiệp, các kỹ năng khai thác thông tin, ThS. Nguyễn Lệ Kim, chuyên gia về Thông tin sở hữu trí tuệ, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ cho biết, hiện nay có nhiều công cụ để khai thác thông tin sở hữu công nghiệp như Công cụ Wipopublish, Công cụ IPPlatform, Công cụ Espacenet, Công cụ Patentscope, Công cụ Global Brand Database, tra cứu qua Cổng thông in Asean IP Register. Hiện nay các công cụ đang đượ sử dụng rộng rãi, đặc biệt, nền tảng Dữ liệu và dịch vụ thông tin sở hữu công nghiệp - IPPlatform do Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt triển khai thiết lập, duy trì và phát triển ngày càng được đánh giá cao và có lượng người dùng truy cập ngày càng tăng, phục vụ hiệu quả việc khai thác thông tin về sở hữu công nghiệp.
ThS. Nguyễn Lệ Kim, chuyên gia về Thông tin sở hữu trí tuệ, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ hướng dẫn khai thác thông tin sở hữu công nghiệp
Chuyên gia cũng hướng dẫn kỹ năng khai thác thông tin sáng chế gồm tra cứu tình trạng kỹ thuật, tra cứu khả năng bảo hộ sáng chế, tra cứu hành vi xâm phạm quyền, tra cứu tình trạng pháp lý của đơn và bằng độc quyền sáng chế.
ThS. Bùi Tiến Quyết, Trưởng phòng Đào tạo - Thông tin, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ hướng dẫn tra cứu thông tin sáng chế theo kiểu dáng công nghiệp
Về tài sản trí tuệ, các chuyên gia thông tin: Tài sản trí tuệ được hiểu là tất cả các sản phẩm của hoạt động trí tuệ của con người trong các lĩnh vực khác nhau, như khoa học - kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, kinh doanh, thương mại,... Tài sản trí tuệ cũng có nhiều công cụ quản lý và cần có kỹ năng quản trị tài sản trí tuệ dựa trên thông tin sở hữu công nghiệp. Tại chương trình, các chuyên gia của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ cũng đã giới thiệu công cụ quản lý tài sản trí tuệ trên Giao diện (Dashboard) và hướng dẫn sử dụng, khai thác các tính năng trên Giao diện (Dashboard).
Kết thúc khóa bồi dưỡng, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận cho các học viên tham dự
Ngày 25/7/2024, Trường Đại học Vinh tiếp tục phối hợp với Trung tâm thông tin Khoa học công nghệ và Tin học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An và Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Kết nối chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trên Nền tảng IPPlatform với các chủ thể của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo khu vực miền Trung.
Ý kiến thảo luận tạichương trình
Đại biểu đã chia sẻ và thảo luận về hoạt động kết nối chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trên Nền tảng IPPlatform với các chủ thể của hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời, trong khuôn khổ Hội nghị, Ban Tổ chức đã kết nối tìm hiểu nhu cầu và thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về nhận dạng tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ, kêu gọi vốn, thương mại hóa tài sản trí tuệ và các vấn đề liên quan.
Toàn cảnh hoạt động
TT. ĐHV