Nhóm nghiên cứu mạnh được kiện toàn là Nhóm nghiên cứu mạnh Quang học (Optics Research Group), hoạt động trong các lĩnh vực nghiên cứu các tính chất quang của môi trường (bao gồm môi trường khí nguyên tử và các vật liệu quang); Quang học phi tuyến; Quang tử và ứng dụng; Tin học lượng tử và máy tính lượng tử.
2 nhóm nghiên cứu được thành lập là Nhóm nghiên cứu Ngôn ngữ học ứng dụng (Applied Linguistics Research group) nghiên cứu về Ngôn ngữ học ứng dụng; Giảng dạy ngoại ngữ; Nhóm nghiên cứu Kết cấu chống thảm họa (Disaster-Resistant Structures Research Group) nghiên cứu về phân tích ứng xử và đánh giá phá hoại của kết cấu; đánh giá độ tin cậy và tuổi thọ công trình, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong dự báo ứng xử và khả năng chịu lực của công trình; gia cường kết cấu.



GS.TS. Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng và PGS.TS. Trần Bá Tiến, Phó Hiệu trưởng trao Quyết định thành lập và kiện toàn các nhóm nghiên cứu, nghiên cứu mạnh
Trong những năm qua, Trường Đại học Vinh đã và đang tích cực phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo. Từ năm 2023 đến nay, Nhà trường đã thành lập 2 nhóm nghiên cứu mạnh, 22 nhóm nghiên cứu. Các nhóm này hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. Nhà trường đã ban hành các văn bản quy định về tổ chức, quản lý hoạt động của nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh và các chính sách hỗ trợ tài chính, thưởng cho các sản phẩm Khoa học Công nghệ chất lượng cao. Các nhóm nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh hoạt động theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn là 5 năm kể từ khi có quyết định thành lập. Cuối mỗi năm, các nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh thực hiện báo cáo kết quả hoạt động (đào tạo, nghiên cứu...).



Các đồng chí trong Đảng uỷ, Ban Giám hiệu chụp ảnh lưu niệm với đại diện các nhóm nghiên cứu, nghiên cứu mạnh
Nhờ sự hoạt động tích cực của các nhóm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu mạnh, năm 2024, Trường Đại học Vinh đã có 2 hồ sơ đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích được chấp nhận đơn đăng ký cùng với 3 hồ sơ được cấp Bằng bảo hộ độc quyền (1 Bằng độc quyền sáng chế và 2 Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích); công bố 223 công trình trên Web of Science (WoS)/Scopus, vượt 102,76% chỉ tiêu năm 2024 đề ra (217 bài); 303 công bố trên các tạp chí khoa học, các kỷ yếu hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế; xây dựng, đề xuất và trúng tuyển 9 nhiệm vụ Khoa học Công nghệ năm 2025, trong đó có 6/7 đề tài theo tiềm lực (đạt tỷ lệ 85,71%) và 3 đề tài về khoa học giáo dục; 1 đề tài Nafosted, 4 nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Tỉnh.
Việc thành lập và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh tại Trường Đại học Vinh không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, mà còn thúc đẩy sự hợp tác liên ngành, liên trường, tạo nên những đột phá trong khoa học và công nghệ.

GS.TS. Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng phát biểu giao nhiệm vụ cho các nhóm nghiên cứu, nghiên cứu mạnh
Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số: Đột phá đưa đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng", Trường Đại học Vinh chia sẻ lan tỏa mạnh mẽ thông điệp "Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân". Ngoài ra, trong các ngày 14/5 đến 15/5/2025 đã diễn ra Vòng sơ khảo "Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Trường Đại học Vinh năm học 2024 - 2025"; ngày 18/5/2025, sẽ diễn ra Cuộc thi Web Hackathon cho sinh viên Trường Đại học Vinh năm 2025.
TT. ĐHV