Tham dự có TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS.TS. Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành khoa học giáo dục, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên; TS. Đỗ Thế Hưng, Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng và Khảo thí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên; PGS.TS Phạm Thị Hương, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Về phía Trường Đại học Vinh có TS. Nguyễn Ngọc Hiền, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; GS.TS. Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng; PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Cúc, Phó Hiệu trưởng. Tham dự còn có hơn 400 giảng viên cốt cán các cơ sở giáo dục đại học.
Đại biểu tham dự Tập huấn
Phát biểu khai mạc Tập huấn, TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, mục đích của đợt tập huấn nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán các cơ sở giáo dục đại học (trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo) về năng lực phát triển chương trình đào tạo; nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên cốt cán các cơ sở giáo dục đại học về năng lực phát triển chương trình đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu Đề án 89 (nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030) giai đoạn 2021 - 2025.
TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu khai mạc
Theo đó, đợt Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên cốt cán của các các cơ sở giáo dục đại học về phát triển chương trình đào tạo se bao gồm các nội dung cơ bản sau: Xu hướng phát triển giáo dục đại học trong bối cảnh mới; Vấn đề cơ bản về phát triển chương trình giáo dục đại học; Giáo dục dựa vào chuẩn đầu ra; Quy trình phát triển chương trình đào tạo; Xây dựng rà soát mục tiêu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và chương trình môn học; Thiết kế và phát triển chương trình dạy học dựa trên chuẩn đầu ra; Dạy học đáp ứng chuẩn đầu ra; Đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra...
Toàn cảnh Tập huấn
Trong 2 ngày 26 - 27/9/2024, giảng viên cốt cán của các các cơ sở giáo dục đại học đã được nghe GS.TS. Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành khoa học giáo dục, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên trình bày về tự chủ đại học và phát triển chương trình; TS. Đỗ Thế Hưng, Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng và Khảo thí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên và PGS.TS Phạm Thị Hương, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trình bày về thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra; dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra.
GS.TS. Phạm Hồng Quang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành khoa học giáo dục, Chủ tịch Hội đồng Đại học Thái Nguyên tập huấn chuyên đề
Đặc biệt, GS.TS. Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh đã có phần trình bày về giải pháp tháo gỡ các điểm nghẽn trong phát triển chương trình đào tạo hiện nay (kinh nghiệm ở Trường Đại học Vinh).
GS.TS. Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh tập huấn chuyên đề
Theo GS.TS. Nguyễn Huy Bằng, phát triển chương trình đào tạo hiện đang được giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học dựa trên khả năng đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng nói chung và kiểm định chất lượng nói riêng. Tuy vậy, thông qua kết quả kiểm định chất lượng của kiểm định chất lượng hơn 1000 chương trình đào tạo trong cả nước theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho thấy, điểm nghẽn lớn nhất trong hiện phát triển chương trình đào tạo hiện nay là chưa thiết lập được mức động đóng góp của các học phần cho chuẩn đầu ra chương trình đào tao; chưa đo lường, làm rõ được mức độ đạt được của người học theo các cấp độ tư duy quy định trong chuẩn đầu ra của mỗi học phần, mỗi thành phần và chương trình đào tạo.
Đại biểu tham dự Tập huấn
Để khắc phục những điểm nghẽn trong phát triển chương trình đào tạo, tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá người học, năm 2017, Trường Đại học Vinh đã xây dựng chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO. Việc áp dụng các tiêu chuẩn CDIO vào xây dựng chương trình đào tạo bước đầu đã tạo nên sự thay đổi về công tác phát triển chương trình đào tạo của Nhà trường.
Để khắc phục các điểm nghẽn hiện nay về phát triển chương trình đào tạo, từ năm 2023, Trường Đại học Vinh đã triển khai xây dựng và ban hành Bộ chuẩn "Bảo đảm chất lượng các chương trình đào tạo, Phiên bản 1.0" (gọi tắt là Bộ chuẩn VU-PQA 1.0).
Đại biểu tham dự Tập huấn
Trong Bộ chuẩn VU-PQA 1.0, Trường Đại học Vinh đã đưa ra mô hình phát triển chương trình đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra; mô hình dạy học đảo ngược và kết hợp (Flipped Learning và Blended Learning); mô hình đánh giá người học theo chuẩn đầu ra định lượng. Nhà trường đã áp dụng triệt để nguyên lý tương thích kiến tạo trong xây dựng và phát triển chương trình. Thông qua việc áp dụng Bộ chuẩn VU-PQA 1.0 vào phát triển chương trình đại học và sau đại học, Trường Đại học Vinh cơ bản đã giải quyết được điểm nghẽn trong phát triển chương trình đào tạo hiện nay.
Cũng trong khuôn khổ của đợt Tập huấn, đại biểu tham dự cũng đã thảo luận về chương trình bồi dưỡng giảng viên theo vị trí việc làm; Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã làm việc với Trường Đại học Vinh để khảo sát việc thực hiện cơ cấu, định mức số lượng người làm việc và tình hình bồi dưỡng giảng viên theo vị trí việc làm.
Toàn cảnh buổi khảo sát của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Trường Đại học Vinh
TS. Phạm Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu
GS.TS. Nguyễn Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh phát biểu
TS. Thiều Đình Phong, Trưởng phòng Tổ chức Cán bộ Trường Đại học Vinh báo cáo tại buổi khảo sát
TT. ĐHV